Trọng lượng là một đơn vị rất quen thuộc đối với chúng ta. Tuy nhiên nhiều người lại nhầm lẫn giữa trọng lượng và khối lượng. Vậy trọng lượng là gì và công thức tính trọng lượng là gì? Đây là những thắc mắc cơ bản cần được giải đáp. Bài viết này sẽ giúp bạn cập nhật kiến thức về trọng lượng, cách tính và những vấn đề liên quan mà bạn nên biết.
Tìm hiểu trọng lượng là gì?

Tìm hiểu trọng lượng là gì?
Theo nhiều phân tích thì trọng lượng có thể được hiểu đơn giản là lực hấp dẫn tác động lên một vật thể có thể xác định và có kí hiệu là P. Theo một số nghiên cứu thì trọng lượng là gọi tắt của trọng lượng biểu kiến được hiểu là sức nặng của một vật được thể hiện qua giá trị đo của lực kế lò xo hoặc cân lò xo.
Trọng lực là đặc trưng của lực nén của vật lên bề mặt sàn hoặc lực căng mà vật thể đã tác động lên lò xo khi đeo vào lực kế. Vì vậy, trọng lực là yếu tố tạo cho chúng ta cảm giác cơ thể nặng hay nhẹ. Nhưng thực tế là cảm giác nặng nhẹ mà chúng ta có được là do sự cảm nhận của phản lực từ mặt sàn lên cơ thể chứ không do lực hút của trái đất. Điều đó có thể thấy được nếu chúng ta ở trạng thái rơi tự do từ trên cao xuống thì không có sàn đỡ khi đó bạn hoàn toàn không thể cảm nhận được trọng lượng vì đã rơi vào trạng thái phi trọng lượng.
Trọng lượng riêng có nghĩa là khối lượng của vật thể được tính dựa trên một mét khối có ký hiệu là d và được đo đạc bằng N/m2. Trọng lượng riêng thường dùng để tính toán và so sánh mật độ của các chất. Từ đó, chúng ta có thể xác định một vật chìm hoặc nổi khi đặt chung với một chất khác.
Trọng lượng thường được áp dụng rất nhiều để tính toán và đo lường vật thể. Vì vậy bạn cần phải nắm rõ khái niệm của trọng lượng và tại sao lại xuất hiện trọng lượng để tránh nhầm lẫn với các đơn vị đo lường khác như: khối lượng, trọng lực,…
Tham khảo đơn vị đo trọng lượng là gì?

Tham khảo đơn vị đo trọng lượng là gì?
Để xác định vật chất về mặt lượng (trọng lượng, khối lượng, kích thước… ) người ta thường dùng đến đơn vị đo lường. Trọng lượng có đơn vị đo lường Newton được kí hiệu là N.
Ví dụ: vật có trọng lượng là 100kg thì tương đương với 1N.
Bên cạnh đó, để biết được trọng lượng bạn nên dùng cân lò xo trọng lượng hoặc cân điện tử. Tuy nhiên cân lò xo là vật dụng truyền thống dùng đo lường trọng lượng của vật. Bởi vì, cân lò xo sẽ có tác dụng cân bằng lực do sự sinh ra của trọng lực và sự chống lại tác động lực của lò xo. Vì vậy, khi cân giữ được cân bằng thì lúc đó chúng ta biết được vật có trọng lượng là bao nhiêu. Hiện nay, do sự phát triển về mặt kỹ thuật thì cân điện tử được biết đến nhiều hơn. Bên cạnh đó, khi tiến hành đo trọng lượng bạn nên đặt cân và vật ở trạng thái cân bằng tránh các nơi có bề mặt gồ ghề. Từ đó nhanh chóng biết được và xác định được trọng lượng của một vật thể.
Tìm hiểu công thức tính trọng lượng là gì?

Tìm hiểu công thức tính trọng lượng là gì?
Để có thể tính trọng lượng chính xác nhất chúng ta có thể dùng công thức như sau: P= m nhân với g
Trong đó các ký hiệu được hiểu là:
- P là trọng lượng được đo lường bằng đơn vị N (Newton)
- m là kí hiệu của khối lượng vật được đo bằng đơn vị Kg
- g là kí hiệu của gia tốc trọng trường có đơn vị tính bằng m/s2. Khi vật thể đặt trên bề mặt của trái đất thì giá trị của gia tốc trọng trường bằng 9,82 m/s2.
Lưu ý: khi bạn sử dụng đơn vị đơn vị đo lường là mét tức có nghĩa là gia tốc trọng trường của bề mặt trái đất là 9,8 m/s2. Trường hợp bắt buộc phải dùng feet thì bạn nên sử dụng gia tốc trọng trường là 32,2 f/s2.
Ngoài ra, chúng ta nên biết thêm cách tính trọng lượng riêng như sau: d= P chia lại cho V
Trong đó các kí hiệu có ý nghĩa là:
- d là trọng lượng riêng của vật thể đang cần tính có đơn vị đo lường là: (N/m³)
- P là trọng lượng có đơn vị tính là N
- V là có nghĩa là thể tích có đơn vị đo lường là m³
Ví dụ: tính trọng lượng của thép thì giá trị của vật liệu ở chuẩn tiêu chuẩn là 7.850 kg/m3. Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản là ở một không gian 1m3 thì thép có trọng lượng tiêu chuẩn là 7,85 tấn.
Phân biệt trọng lượng và khối lượng như thế nào?

Phân biệt trọng lượng và khối lượng như thế nào?
Khối lượng được hiểu là chỉ số về lượng của toàn bộ yếu tố vật chất cấu thành nên vật thể nhất định và có đơn vị đo bằng kg hoặc g.
Ví dụ: electron (e) có khối lượng là 9.109×10−31, trái đất có khối lượng là 5,972E24 kg, nguyên tử Cacbon có khối lượng là 19,9265.10-27kg.
Khối lượng có tỉ lệ thuận với trọng lượng nên khối lượng tăng tức có nghĩa là trọng lượng cũng tăng theo và ngược lại. Vì vậy nên nhiều người hay nhầm lẫn giữa trọng lượng và khối lượng. Sau đây là sự khác biệt giữa hai đơn vị mà bạn cần tham khảo:
- Dựa vào khái niệm: trọng lượng là cường độ của trọng lực tác dụng lên vật thể cần xác định và nó phụ thuộc vào 2 yếu tố là: trọng lượng của vật, gia tốc trọng trường. Khối lượng là chỉ tính chất của vật nên dù ở bất cứ môi trường nào thì cũng không thay đổi.
- Xét trên một vật cụ thể thì khối lượng của vật sẽ cố đinh nên lúc này trọng lượng chỉ phụ thuộc vào yếu tố gia tốc trọng trường.
Xem thêm: cơ sở hạ tầng là gì
Kết luận
Bài viết này đã giải đáp cho bạn các vấn đề về trọng lượng và công thức tính trọng lượng. Mong rằng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức về các đơn vị đo lường của vật.
Ý kiến của bạn