Nói đến các loại nguyên vật liệu xây dựng được ứng dụng phổ biến ngày này không thể không nhắc đến vật liệu thép. Trên thị trường hiện có nhiều loại thép như: thép tròn, thép U, thép hộp, thép hình,…..Chính vì vậy, việc hiểu rõ trọng lượng riêng của thép sẽ giúp bạn xác định được khối lượng hàng chính xác cũng như tiết kiệm chi phí khi xây dựng. Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn đọc những thông tin về thép vô cùng đầy đủ và chi tiết để các bạn tham khảo nhé.
Đặc điểm và cấu tạo của thép
Ở điều kiện nhiệt độ bình thường thì thép có màu ánh kim, có tính dẫn điện và dẫn nhiệt rất tốt. Khi thép ở nhiệt độ cao tầm 500-600 độ C sẽ chuyển sang trạng thái dẻo và giảm cường độ và khi ở nhiệt độ âm (-10 độ C) thì dễ giòn và nứt.
Cấu tạo của thép là hợp kim bao gồm thành phần chính đó là sắt (Fe) và cacbon (C) kết hợp tỷ lệ từ 0.02% – 2.14% theo trọng lượng. Cùng với một số nguyên tố hóa học khác cũng như căn cứ vào tỷ lệ Fe và C mà quyết định tới độ cứng, độ dẻo và độ đàn hồi của thép, thép có tỷ lệ C càng cao thì có độ cứng và cường lực càng cao.
Định nghĩa về trọng lượng riêng của thép?
Trọng lượng riêng của thép được tính bằng đơn vị KG hoặc đơn vị KN. Đây là một trong những vấn đề cần phải nắm rõ trong lĩnh vực thi công xây dựng. Từ đó mà trọng lượng riêng của thép sẽ được tính bằng công thức như sau:
Trọng lượng riêng = Khối lượng riêng x 9,81.
Trong xây dựng, việc xác định được khối lượng riêng của thép có phần khác so với việc xác định khối lượng riêng của sắt bởi mỗi kim loại sẽ có công thức và cách tính khác nhau. Khối lượng riêng của kim loại thép là 7850 kg/m3 trong khi khối lượng riêng của kim loại sắt là 7800kg/m3.
Hơn nữa, trọng lượng riêng còn được hiểu là khối lượng của vật chất đó trên một đơn vị thể tích nhất định và được tính theo chất liệu kim loại sử dụng.
Công thức chuẩn tính trọng lượng riêng của thép
Theo như quy ước trong lĩnh vực vật liệu xây dựng thì trọng lượng riêng của thép sẽ được đo dựa trên công thức như sau:
Trọng lượng (Kg) = Chiều dài L x 7850 x Diện tích mặt cắt ngang
Trong đó:
- 7850: Khối lượng riêng của thép được tính dựa trên đơn vị thể tích (Kg/m3)
- L: Chiều dài của thép (m)
- Diện tích mặt cắt ngang: Là đơn vị được xác định dựa trên hình dáng và độ dày của thép (m2)
Một số công thức tính trọng lượng riêng của các loại thép
Công thức tính trọng lượng riêng của thép tấm
Trọng lượng thép tấm (kg) = T(mm) x W(mm) x L(mm) x 7.85
Trong đó:
- T: Độ dày tấm thép
- W: Độ rộng tấm thép
- L: Chiều dài tấm thép
Công thức tính trọng lượng riêng của thép ống tròn
Trọng lượng(kg) = 0.003141 x T(mm) x {O.D(mm) – T(mm)} x 7.85 x L(mm)
Trong đó:
- T: Độ dày ống thép
- L: Chiều dài ống thép
- O.D: Đường kính ngoài ống thép
Công thức tính trọng lượng riêng của thép hộp vuông
Trọng lượng(kg) = [4 x T(mm) x A(mm) – 4 x T(mm) x T(mm)] x 7.85 x 0.001 x L(m)
Trong đó:
- T: Độ dày của thép
- W: Độ rộng của thép
- L: Chiều dài ống thép
- A: chiều dài cạnh
Công thức tính trọng lượng riêng của thanh lập
Trọng lượng(kg) = 0.001 x W(mm) x T(mm) x 7.85 x L(m)
- Trong đó:
- T: Độ dày thanh thép
- W: Độ rộng thanh thép
- L: Chiều dài thanh thép
Công thức tính trọng lượng riêng của thép đặc tròn
Trọng lượng(kg) = 0.0007854 x O.D(mm) x O.D(mm) x 7.85 x L(m)
Trong đó:
- L: Chiều dài
- O.D: Đường kính ngoài
Công thức tính trọng lượng riêng của thép đặc vuông
Trọng lượng(kg) = 0.001 x W (mm) x W (mm) x 7.85 x L(m)
Trong đó:
- W: Độ rộng thép
- L: Chiều dài thép
Công thức tính trọng lượng riêng của thép đặc hình lục lăng
Trọng lượng(kg) = 0.000866 x I.D(mm) x 7.85 x L(m)
Trong đó:
- I.D: đường kính trong
- L: chiều dài
Công thức tính trọng lượng riêng của thép hộp – vuông
Trọng lượng(kg)= (4 x T x a – 4T2) x 7.85 x 0.001 x L
Trong đó:
- m: trọng lượng thép (kg)
- T: Độ dày (mm)
- L: Chiều dài ống thép (mm)
- a: chiều dài cạnh (mm)
>>> Ngoài vật liệu thép các chủ thầu quan tâm đến sản phẩm nắp cống gang hãy tham khảo của Tân Phú: nắp cống gang
Bảng tra giá trị trọng lượng riêng của các loại thép
Bảng tra giá trị các trọng lượng thép tròn
Trọng lượng của thép tròn được cụ thể qua bảng tổng hợp chi tiết dưới đây:
Bảng tra giá trị các trọng lượng thép hộp cỡ lớn
Dưới đây là bảng tra trọng lượng thép hộp cỡ lớn mà bạn có thể tham khảo:
Bảng tra giá trị các trọng lượng thép hộp vuông, chữ nhật mạ kẽm
Để nắm rõ trọng lượng thép hộp vuông, chữ nhật mạ kẽm bạn có thể xem ngay bảng tra trọng lượng ngay sau đây:
Bảng tra giá trị của trọng lượng thép hình chữ I
Tùy từng kích thước mà trọng lượng của thép hình chữ I sẽ có sự chênh lệch đáng kể. Cụ thể như sau:
Bảng tra giá trị các trọng lượng thép hình chữ H
Dưới đây là bảng tra trọng lượng thép hình chữ H chi tiết, đầy đủ mà bạn có thể tham khảo:
Bảng tra giá trị các trọng lượng thép hình chữ U
Các bạn có thể tham khảo thêm về bảng tra trọng lượng thép hình chữ U vô cùng tiện lợi qua hình ảnh dưới đây:
Bảng tra giá trị các trọng lượng thép Cừ Larsen
Dưới đây là bảng tra trọng lượng thép cừ Larsen chi tiết mà bạn có thể tham khảo ngay nhé:
Tiêu chuẩn sản xuất trọng lượng của thép cho ngành xây dựng Việt Nam
Bộ tiêu chuẩn thép trong ngành xây dựng đang được áp dụng phổ biến hiện nay là:
- Theo tiêu chuẩn Nhật Bản: JIS G3112 – 198, JIS G3505 – 1996.
- Theo tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 1651 – 2008, TCVN 1651 – 1985.
- Theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ: ASTM A615/A615M-08.
- Theo tiêu chuẩn Anh Quốc: BS 4449:1997
Xem thêm: hình ảnh lưới chắn rác
Kết bài
Tóm lại, thông qua bài viết về trọng lượng riêng của thép trên đây sẽ giúp bạn có thể đo lường được chính xác khối lượng của vật liệu thép. Từ đó bạn có thể tính toán, tạo điều kiện tốt nhất cho việc xây dựng được hiệu quả hơn nhằm giúp bạn hoàn thành công việc của mình đạt hiệu quả cao nhé.
Ý kiến của bạn