Quy tắc an toàn xây dựng là gì? Những quy tắc bảo hộ cho người lao động mà bạn cần nắm? Quy định về trách nhiệm quản lý an toàn lao động là gì? Hãy cùng với Tân Phú khám phá câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé !
1. Thế nào là an toàn xây dựng cho người lao động ?
Quy tắc an toàn lao động là áp dụng các biện pháp đề phòng và ngăn chặn các yếu tố nguy hiểm nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và tính mạng của người lao động trong quá trình thi công xây dựng công trình.
Cụ thể, theo Điều 3 Khoản 1 của Thông tư 04/2017/TT-BXD, quy tắc an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình bao gồm việc phòng, chống tác động có thể gây nguy hiểm thiệt hại nhằm ngăn chặn tình trạng suy giảm sức khỏe, thương tật, tử vong đối với con người và ngăn cản sự cố gây mất an toàn lao động trong quá trình xây dựng.
Bảo hộ lao động không chỉ là trách nhiệm về mặt pháp lý mà còn là cam kết đạo đức giữa doanh nghiệp với người lao động. Điều này nhằm tạo ra môi trường làm việc an toàn, tích cực giúp duy trì uy tín doanh nghiệp và đảm bảo sức khỏe cho người lao động.
>>> Xem thêm: Thép là gì? Phân loại và ứng dụng của thép trong đời sống
2. Các quy định về trách nhiệm quản lý an toàn xây dựng
Các quy định về trách nhiệm quản lý trong các quy tắc an toàn xây dựng gồm các nội dung sau:
2.1 Trách nhiệm của chủ đầu tư
Tại Điều 3 Khoản 2 Thông tư 04/2017/TT-BXD quy định về “Quy tắc an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình” nhấn mạnh trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc quản lý an toàn lao động cụ thể như sau:
- Chủ đầu tư chấp thuận kế hoạch an toàn do nhà thầu lập, đảm bảo rằng bản kế hoạch đáp ứng các yêu cầu và chuẩn mực Quy tắc an toàn lao động.
- Tổ chức kiểm tra và giám sát định kỳ các hoạt động bảo hộ lao động do nhà thầu thực hiện trong quá trình thi công công trình.
- Tạm dừng hoặc đình chỉ thi công ngay lập tức khi phát hiện sự cố có thể gây mất an toàn lao động hoặc vi phạm quy định an toàn lao động.
- Chủ đầu tư chỉ đạo và phối hợp với nhà thầu thi công xây dựng để khai báo xử lý hậu quả khi có tai nạn lao động hoặc sự cố gây mất an toàn lao động xảy ra.
- Chủ đầu tư có thể chuyển giao một hoặc một số trách nhiệm quản lý an toàn lao động bằng hợp đồng khi thuê nhà thầu tư vấn quản lý hoặc nhà thầu giám sát thi công.
2.2 Trách nhiệm của nhà thầu
Thực hiện theo Điều 3 Khoản 2 Thông tư 04/2017/TT-BXD quy định về “Quy tắc an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình”. Trách nhiệm của nhà thầu được quy định như sau:
- Nhà thầu cần đề xuất và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người lao động và đảm bảo an toàn về máy móc, thiết bị, tài sản trong quá trình thực thi công xây dựng.
- Kiểm tra công tác quản lý an toàn trong quá trình thi công xây dựng công trình để đảm bảo tuân thủ các quy định an toàn lao động.
- Tổ chức lập biện pháp thi công chi tiết đối với các công việc đặc thù và có nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây mất an toàn lao động.
- Dừng ngay việc thi công khi phát hiện nguy cơ xảy ra tai nạn lao động hoặc sự cố gây mất an toàn lao động.
- Chịu trách nhiệm khắc phục hậu quả của tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động trong quá trình thi công.
- Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về kết quả thực hiện công tác quản lý an toàn lao động cho chủ đầu tư, theo quy định của hợp đồng xây dựng và các nghị định liên quan.
>>> Tham khảo: So sánh gang và thép: Bạn nên chọn nắp hố ga từ chất liệu nào?
2.3 Trách nhiệm của bộ phận quản lý
Căn cứ theo Điều 3 Khoản 2 Thông tư 04/2017/TT-BXD quy định về “Quy tắc an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình”. Trách nhiệm của bộ phận quản lý được quy định như sau:
- Triển khai và thực hiện kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động trong quá trình thi công mà chủ đầu tư đã chấp thuận.
- Tổ chức những buổi tọa đàm hướng dẫn người lao động về việc nhận biết nguy hiểm, yếu tố gây mất an toàn lao động, và những biện pháp trong quy tắc an toàn lao động.
- Yêu cầu người lao động sử dụng thiết bị an toàn lao động. Tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp an toàn lao động, quản lý số lượng người lao động trên công trường.
- Phát hiện hành vi vi phạm quy định quản lý an toàn lao động hoặc nhận biết những nguy cơ tiềm ẩn có khả năng gây ra tai nạn lao động hoặc sự cố gây mất an toàn lao động.
- Có thẩm quyền quyết định tạm dừng thi công nếu nhận thấy nguy cơ hoặc sự cố gây mất an toàn trong quá trình thi công xây dựng.
- Đình chỉ công việc của những cá nhân không tuân thủ theo các biện pháp tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn trong xây dựng, quy tắc an toàn lao động hoặc vi phạm quy định về sử dụng dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân.
- Chủ động tham gia ứng cứu và khắc phục tai nạn lao động và sự cố gây mất an toàn lao động.
2.4 Trách nhiệm của người lao động
Trách nhiệm của người lao động về quy tắc an toàn xây dựng căn cứ theo Điều 3 Khoản 2 Thông tư 04/2017/TT-BXD được quy định như sau:
- Nghiêm chỉnh chấp hành những quy định, nội quy, quy trình, và yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành liên quan đến công việc và nhiệm vụ được giao.
- Bắt buộc tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trước khi sử dụng các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
- Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp và hành vi vi phạm quy định về an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình thi công xây dựng.
- Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi biết tai nạn lao động hoặc phát hiện nguy cơ có thể gây ra sự cố, tai nạn lao động.
- Chủ động tham gia ứng cứu, khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp, hoặc khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Từ chối thực hiện các công việc khi thấy không đảm bảo an toàn lao động sau khi đã báo cáo với người phụ trách trực tiếp nhưng không được khắc phục, xử lý hoặc nhà thầu không cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ, thiết bị an toàn lao động cá nhân theo đúng quy định.
- Chỉ thực hiện công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động sau khi đã được huấn luyện và cấp thẻ an toàn, vệ sinh lao động, tuân thủ các biện pháp an toàn khi thi công xây dựng.
3. Những quy tắc an toàn xây dựng cần thiết
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 18:2014/BXD. Những quy tắc an toàn xây dựng cần phải lưu ý là:
3.1 Yêu cầu chung cho kỹ thuật an toàn
Trong quá trình thi công xây dựng cần đảm bảo các quy định an toàn sau:
- Không được phép thi công khi chưa có đầy đủ tài liệu, hồ sơ thiết kế về các biện pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn lao động và phòng chống cháy, nổ.
- Người lao động làm việc trên cao, hầm sâu phải có túi đựng dụng cụ đồ nghề, không được thả, ném vật liệu từ trên cao xuống.
- Người lao động phải sử dụng đầy đủ các phương tiện bảo hộ cá nhân khi làm việc trên công trường.
- Có biện pháp an toàn xây dựng để thông gió và đề phòng khí độc, sạt lở khi làm ở giếng sâu, hầm ngầm, thùng kín.
- Có hệ thống chống sét bảo vệ toàn bộ công trường trong quá trình thi công xây dựng.
- Tuân thủ quy định về an toàn và kiểm soát bức xạ, đặc biệt khi có nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ.
- Công trường phải có sổ nhật ký an toàn lao động và ghi đầy đủ tình hình sự cố, tai nạn, biện pháp khắc phục và xử lý trong quá trình thi công.
- Công trường phải giữ gọn gàng, ngăn nắp, và các vị trí làm việc phải tuân thủ quy định về sắp xếp đồ nghề, vật liệu và thu gom chất thải thường xuyên.
>>> Click để xem: Thành phần của gang và các loại gang phổ biến
3.1 Yêu cầu chung cho mặt bằng công trình xây dựng
Trong quá trình thi công xây dựng, cần đáp ứng những yêu cầu sau đây về đảm bảo an toàn quy tắc an toàn xây dựng cho mặt bằng công trình xây dựng.
- Khu vực xung quanh công trường phải được rào ngăn và thiết lập trạm gác để ngăn chặn người không có bổn phận tự ý ra vào công trường.
- Mặt bằng công trường và các khu vực thi công cần có hệ thống thoát nước để đảm bảo mặt bằng thi công luôn khô ráo và sạch sẽ.
- Đối với các giếng, hầm, hố trên mặt bằng và những lỗ trống trên các sàn tầng công trình, cần đảm bảo chúng được đậy kín để bảo vệ an toàn cho người đi lại. Nếu không thể đậy kín, cần có rào ngăn xung quanh với chiều cao tối thiểu 1m.
- Đảm tuân thủ nghiêm chỉnh các quy chuẩn an toàn về an toàn xây dựng và an toàn điện được quy định trong QCVN QTĐ 5:2009/BCT, QCVN QTĐ-06:2009/BCT, QCVN QTĐ-07:2009/BCT, QCVN 01:2008/BCT
Độ cao có thể rơi các vật (m) | Giới hạn vùng nguy hiểm (m) | |
Đối với nhà hoặc công trình đang xây dựng (tính từ chi vi ngoài) | Đối với khu vực di chuyển tải (tính từ hình chiếu bằng theo kích thước lớn nhất của tải di chuyển khi rơi) | |
Đến 20 | 5 | 7 |
Từ 20 đến 70 | 7 | 10 |
Từ 70 đến 120 | 10 | 15 |
Từ 120 đến 200 | 15 | 20 |
Từ 200 đến 300 | 20 | 25 |
Từ 300 đến 450 | 25 | 30 |
Bảng giới hạn vùng nguy hiểm đối với các công trình xây dựng
3.3 Yêu cầu chung về thiết bị lao động
Những yêu cầu chung về thiết bị an toàn, quy tắc an toàn xây dựng quy định như sau:
- Cần đặt biển cảnh báo và nội quy an toàn lao động ở những vị trí dễ quan sát nhất
- Phải có phương án an toàn cho toàn dự án và phương án an toàn với từng hạng mục thực hiện.
- Phải sử dụng biển cảnh báo đúng tiêu chuẩn và bố trí người đứng cảnh báo ở những khu vực nguy hiểm như: hố sâu, mép sàn, cửa hố, thang…
- Đảm bảo hệ thống chiếu sáng tiêu chuẩn và có các biện pháp chống sét theo đúng quy định của pháp luật
- Sử dụng vật tư an toàn theo quy định của nơi sản xuất, đảm bảo không hư hỏng và được kiểm định theo quy trình đã đăng ký.
- Xây dựng phương án chi tiết để xử lý sự cố phát sinh trong quá trình thi công.
- Cần có đầy đủ phương tiện chữa cháy theo quy định để đảm bảo an toàn khi cần thiết.
3.4 Yêu cầu chung về đào tạo cho người lao động
Để duy trì lực lượng lao động với trình độ và năng lực cao đảm bảo quy tắc an toàn xây dựng, chủ thầu cần lưu ý đào tạo cho người lao động bằng các biện pháp sau đây:
- Tổ chức các chương trình đào tạo thường xuyên để đảm bảo người lao động luôn cập nhật kiến thức an toàn lao động mới nhất.
- Thực hiện kiểm tra kiến thức an toàn định kỳ thông qua giám sát và kiểm tra tại chỗ.
- Xác định những điểm yếu trong hiểu biết của người lao động và cung cấp hỗ trợ đào tạo tập trung vào những khía cạnh cần cải thiện.
- Kết hợp người lao động mới với những thành viên có kinh nghiệm để họ có thể học hỏi và áp dụng kiến thức vào thực tế công việc.
- Tổ chức các buổi tọa đàm nhằm cung cấp kiến thức và kỹ năng nhận diện các mối nguy hiểm chung trên công trường xây dựng.
- Xem xét việc đào tạo kiến thức – kỹ năng cho người lao động là một phần không thể thiếu trong quá trình làm việc hàng ngày.
Trên đây là những thông tin về “quy tắc an toàn xây dựng” được Tân Phú tổng hợp. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ được trang bị thêm kiến thức về những biện pháp thực hiện an toàn lao động trong xây dựng.
Ý kiến của bạn