Thép là gì? Thép được xem là một vật liệu vô cùng phổ biến được ứng dụng nhiều trong công nghiệp chế tạo và ngành xây dựng cũng như trong cuộc sống xung quanh chúng ta. Ngành công nghiệp thép hiện nay vẫn không ngừng phát triển và bổ trợ sự phát triển cho các ngành khác.
Để hiểu rõ hơn về thép thì hôm nay Nắp ga Tân Phú sẽ chia sẻ đến bạn tất tần tật các thông tin liên quan đến thép như: khái niệm, tính chất hóa học, phân loại và những ứng dụng của thép trong đời sống hàng ngày. Còn chờ gì nữa, xem ngay nhé!
Khái niệm thép là gì?
Thép là hợp kim với thành phần chính là sắt và được tạo thành từ các nguyên tố khác như: cacbon kết hợp cùng với một số tạp chất như: đồng, chì, niken, phốt pho, crom, lưu huỳnh, mangan,…Những nguyên tố này có khả năng điều chỉnh linh hoạt những tính năng của sắt là tăng và giảm độ cứng, tính dẻo, khả năng chống oxy hóa theo từng dòng sắt khác nhau. Hiện nay, trên thế giới theo ước tính có khoảng 3.000 loại.
Thép cũng là loại có độ cứng cao bởi hàm lượng cacbon dao động từ 0,02 – 2,14% tùy theo trọng lượng lượng của mỗi loại. Những loại có tỷ lệ cacbon càng cao thì độ cứng lớn nhưng giòn và dễ gãy.
Tính chất hóa học của thép là gì?
Do là vật liệu ánh kim nên thép có 3 tính chất nổi bật, đó là: ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt mạnh.
Ở nhiệt độ cao 500 – 600 độ C thép dẻo và cường độ giảm, nhiệt độ -10 độ C tính dẻo giảm, ở nhiệt độ -45 độ C thép sẽ giòn và dễ gãy. Bên cạnh đó, thép cũng có tính tổng hợp cao và có dễ định hình nên được ứng dụng trong nhiều ngành như ngành công nghệ chế tạo, đóng tàu và xây dựng,..
Nhiều cấu trúc và các đặc tính khác nhau được tạo ra trong quá trình luyện thép nhờ vào việc phân chia tỷ lệ của cacbon và sắt. Vì thế trong quá luyện thép sẽ cho ra nhiều sản phẩm cùng loại tùy vào nhu cầu và mục đích luyện ra thép.
Thép có bao nhiêu loại?
Hiện nay, trên cả thế giới đang có nhiều loại thép khác nhau và được phân ra dựa vào một số yếu tố như sau:
Phân loại dựa vào thành phần hóa học
Dựa vào thành phần hóa học thép tiếp tục được chia thành 2 loại thép hợp kim và thép không hợp kim.
Thép hợp kim
Ngoài hàm lượng sắt và cacbon, thép hợp kim còn có chứa các thêm một vài nguyên liệu đặc biệt khác như: Niken, Molipden, Crom, Chì, Tungsten,…nhằm tăng khả năng chịu nhiệt, chống mài mòn và tăng độ cứng hiệu quả hơn. Dòng sản phẩm này được chia thành 3 loại nhỏ theo tổng hàm lượng nguyên tố kim loại:
- Thép hợp kim thấp: loại này có tổng hàm lượng nguyên tố kim loại khác dưới 2.5%, nó có khả năng uốn dẻo cao và độ cứng thấp.
- Thép hợp kim trung bình: có hàm lượng các nguyên tố kim loại từ 2.5-10%, theo đánh giá loại này có chất lượng tố, độ cứng ổn định và có tính ứng dụng cao hơn.
- Thép hợp kim cao: Loại này có độ bền cực tốt, độ cứng cao, chịu được oxy hóa và mài mòn tốt. Với hàm lượng tổng các nguyên tố kim loại từ 10% trở lên.
Thép không hợp kim
Loại thép này có thành phần chính là cacbon, nên thường được gọi là thép cacbon. Tuy được làm chủ yếu là cacbon nhưng không vượt quá 1.8% và cùng các nguyên tố hóa học khác như: lưu huỳnh, mangan, phốt pho, silic,…có mục đích tăng độ bền và chịu tải lực hiệu quả hơn và được chia thành 3 loại nhỏ sau:
- Thép cacbon thấp: Hàm lượng cacbon trong loại này chỉ có 0.25%, thép cacbon thấp thường có độ dẻo dai tốt.
- Thép cacbon trung bình: Hàm lượng cacbon có trong đây khoảng 0.25-0.6%, đảm bảo được độ bền cao, độ cứng tốt. Được ứng dụng cao trong ngành công nghiệp chế tạo, sản xuất chi tiết máy có khả năng chịu va đập tốt.
- Thép cacbon cao: cacbon chiếm hơn 0.6% nên có độ cứng cao, dùng nhiều trong ngành công nghiệp sản xuất dụng cụ cắt, khuôn dập và các dụng cụ đo lường.
Xem ngay: Vật liệu Composite là gì?
Phân loại thép dựa vào mức độ Oxy hóa
Nếu chia theo mức độ oxy hóa thì thép sẽ có các loại như sau:
Thép lặng
Đây là loại có tính oxy hóa tốt, có độ cứng cao, bền bỉ, khó dập nguội, và đạt tiêu chuẩn chất lượng. Những sản phẩm từ loại này không có tính thẩm mỹ cao, sử dụng thường xuyên dễ bị co lõm vì thể khả năng ứng dụng của nó khá thấp.
Thép sôi
Loại này mang tương đối đầy đủ các đặc tính của loại hợp kim bình thường. Trong quá trình ép, xuất hiện các bọt khí ảnh hưởng đến chất lượng nên không được các doanh nghiệp lựa chọn để đúc hình hoặc chế tạo.
Dựa trên nhu cầu sử dụng
Theo mục đích sử dụng thì thép được chia thành 2 loại cơ bản như sau:
Thép kết cấu
Sản phẩm này được áp dụng nhiều trong các công trình xây dựng, các ngành cơ khí và chế tạo bởi loại này có kết cấu rất chắc chắn, khả năng chịu tải lực cho vật liệu phủ tốt và có độ bền lâu dài. Nhằm sản xuất được thép kết cấu cần phải có máy móc hiện đại và nguyên vật liệu chứa ít tạp chất
Thép dụng cụ
Thép dụng cụ có độ cứng cao và có khả năng chống oxy hóa cực kỳ hiệu quả. Theo đánh giá thì loại này được ứng dụng nhiều nhất trong cuộc sống xung quanh chúng ta như dao, kéo, dụng cụ đo lường, cắt gọt và dập khuôn.
Có thể bạn cần biết: So sánh gang và thép có gì khác nhau?
Những ứng dụng của thép trong đời sống thực tế
Những dụng cụ, thiết bị được làm từ thép hiện hữu rất nhiều trong môi trường sống của chúng ta, vì thế có thể nói rằng thép loại vật liệu rất quan trọng và không thể thiếu trong cuộc sống.
Ứng dụng thép trong ngành công nghiệp đóng tàu
Với những tính năng tốt của thép như là độ bền cao, chịu nhiệt, mài mòn tốt và dễ dát mỏng,…nên vô cùng phù hợp để ứng dụng cho ngành công nghiệp đóng tàu. Đặc biệt là phần vỏ tàu với thành phần chính là thép để kéo dài tuổi thọ cho tàu.
Ứng dụng của thép trong ngành xây dựng
Trong các công trình xây dựng phải cần rất nhiều các nguyên vật liệu, trong đó thép là chủ yếu nhằm tạo sự kiên cố và bền vững cho sản phẩm. Thép được ứng dụng trong các công trình như nhà ở, cầu đường, đèn đường và hệ thống điện,…
Thép và ứng dụng trong sản xuất đồ gia dụng
Các dụng cụ dễ bắt gặp trong nhà bếp, phòng khách, phòng ngủ của chúng ta đều chủ yếu được làm bằng thép. Với một số dụng cụ như sau dao, kéo, hệ thống lan can, kệ, tủ, bàn, ghế, đồ gia dụng,..
Lời kết
Thép rất phổ biến và được ứng dụng nhiều trong cuộc sống đúng không nào? Hy vọng với những chia sẻ của Gangducthainguyen.vn bạn có thể hiểu được thép là gì và cách phân loại thép và những ứng dụng thực tế của loại vật liệu này hiện nay là như thế nào nhé.
Nếu bạn có nhu cầu mua nắp hố ga giá rẻ với nhiều loại khác nhau như nắp hố ga bằng gang, nắp hố ga Composite thì đừng ngần ngại gì mà không liên hệ đến Nắp hố ga Tân Phú qua thông tin bên dưới nhé. Chúng tôi sẽ tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc mà bạn đang gặp phải trong quá trình chọn mua nắp hố ga cho gia đình, công trình…
Công ty TNHH Sản xuất kinh doanh thiết bị hạ tầng Tân Phú
- Văn phòng: P 2138 HH3B KĐT Linh Đàm, P Hoàng Liệt, Q. Hoàng Mai, TP Hà Nội
- Trụ sở: Số nhà 30 ngõ 321 đường Vĩnh Hưng, Phường Thanh Trì, Quận Hoàng Mai, TP Hà Nội
- Hotline: 0243.992.8118 – 0972 263 289
- Email: thietbihatangtanphu@gmail.com
Ý kiến của bạn