Quy trình xây dựng hệ thống nước thải cầu đường như thế nào? Đối với mỗi dự án, để hệ thống nước thải đạt chuẩn đảm bảo sự an toàn cho cộng đồng và bảo vệ môi trường phải trải qua quy trình vô cùng chặt chẽ. Cùng Tân Phú khám phá quy trình diễn ra như thế nào thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Quy trình xây dựng hệ thống nước thải cầu đường
Để đảm bảo hệ thống xử lý nước thải có khả năng hoạt động ổn định và đạt đến công suất hoạt động tối đa, độ chính xác cao nhất là cần thiết ngay từ các giai đoạn xây dựng, tính toán, và thiết kế. Vậy để làm được điều đó, quy trình xây dựng hệ thống nước thải cầu đường cần phải làm như thế nào?
>>> Xem thêm: Thép hình là gì? Đặc điểm, ứng dụng, báo giá thép hình mới nhất 2024
1.1 Nhận thông tin từ chủ dự án
Trước khi bắt đầu dự án, việc thu thập thông tin từ chủ dự án là bước đầu tiên và rất quan trọng. Điều này bao gồm các yêu cầu đặc biệt, quy định pháp lý và các yếu tố môi trường cụ thể liên quan đến vị trí của cầu đường. Các thông tin cần thu thập bao gồm:
- Đặc trưng của nước thải cầu đường, bao gồm thành phần, lưu lượng, nồng độ các chất ô nhiễm.
- Quy chuẩn kỹ thuật về nước thải cầu đường đầu ra.
- Địa điểm xây dựng hệ thống nước thải.
- Khả năng tài chính của chủ đầu tư.
1.2 Khảo sát thực tế
Tiếp theo, trong quy trình xây dựng hệ thống nước thải cầu đường cần tiến hành khảo sát thực tế dự án để xác định các yếu tố sau:
- Diện tích mặt bằng xây dựng.
- Địa hình, địa chất khu vực xây dựng.
- Lấy mẫu nước thải để phân tích.
- Kết nối với hệ thống thoát nước chung của khu vực.
1.3 Xem xét, đề xuất công nghệ xử lý phù hợp
Dựa trên thông tin từ khảo sát, đội ngũ chuyên gia sẽ xem xét và đề xuất các công nghệ xử lý nước thải phù hợp. Sự lựa chọn này phải đảm bảo không chỉ hiệu quả mà còn phải đáp ứng các yêu cầu môi trường và kỹ thuật. Các công nghệ xử lý nước thải cầu đường thường được sử dụng bao gồm:
- Công nghệ xử lý sinh học: Đây là công nghệ xử lý phổ biến nhất, sử dụng các vi sinh vật để phân hủy chất hữu cơ trong nước thải.
- Công nghệ xử lý hóa học: Sử dụng các hóa chất để loại bỏ các chất ô nhiễm trong nước thải.
- Công nghệ xử lý kết hợp: Sử dụng kết hợp các công nghệ xử lý sinh học và hóa học để đạt hiệu quả xử lý cao hơn.
1.4 Thiết kế bản vẽ
Thiết kế bản vẽ dựa trên tỷ lệ C:N:P. Đây là tỷ lệ giữa ba nguyên tố carbon (C), nitơ (N) và phốt pho (P) trong nước thải. Tỷ lệ lý tưởng cho hệ thống xử lý nước thải sinh học là 100:5:1. Điều này đảm bảo rằng vi sinh vật có đủ chất nền để phát triển và phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải hiệu quả.
Từ kết quả này, bạn sẽ áp dụng các quy trình công nghệ xử lý phù hợp nhất và tạo ra bản vẽ kỹ thuật và bản vẽ 3D chi tiết về hệ thống, máy móc và trang thiết bị vật liệu.
1.5 Kiểm tra mặt bằng, chuẩn bị thiết bị
Trong quy trình xây dựng hệ thống nước thải cầu đường, đội ngũ kỹ sư sẽ dựa trên bản vẽ thiết kế, để tiến hành kiểm tra mặt bằng xây dựng. Nếu mặt bằng xây dựng cần được cải tạo, bạn cần thực hiện các công việc cần thiết và chuẩn bị đầy đủ các thiết bị, vật tư cần thiết cho thi công xây dựng.
1.6 Thi công dự án
Dựa vào bản vẽ chi tiết về bố trí mặt bằng và kích thước của các bể xử lý được cung cấp bởi bộ phận công nghệ. Sau đó đội ngũ kỹ sư xây dựng sẽ thực hiện công việc thi, đảm bảo tuân thủ đầy đủ các tiêu chí liên quan đến an toàn, cấu trúc, kích thước,… và các tiêu chí khác nhằm tạo điều kiện tối ưu cho các quy trình xử lý tiếp theo.
Các thiết bị và máy móc sẽ được tập kết và lắp đặt theo đúng các chi tiết trong bản vẽ, từ bể xử lý đến hệ thống ống nối,… đảm bảo tuân thủ theo các tiêu chuẩn đã được xác định trước đó bởi bộ phận công nghệ. Với các dự án có công suất nhỏ, dưới 100 mét khối nước thải mỗi ngày, phần xây dựng thường được hoàn thành trong khoảng 10 đến 15 ngày.
>>> Gợi ý: Gang cầu và gang xám có gì khác nhau? Nên chọn loại gang nào?
1.7 Vận hành và thử nghiệm dự án
Để đảm bảo quy trình xây dựng hệ thống nước thải cầu đường đạt hiệu suất ổn định và có độ tự động hóa cao nhất, đội ngũ thực hiện công trình sẽ tiến hành kiểm tra và nghiệm thu phần lắp đặt cũng như công việc xây dựng trước khi bắt đầu giai đoạn vận hành thử nghiệm.
Trong quá trình thử nghiệm vận hành của hệ thống xử lý, các chất hóa chất và thiết bị máy móc sẽ được đưa vào sử dụng để kiểm tra sự ổn định và hiệu suất của mỗi thiết bị. Trong quá trình vận hành, nước đầu ra sau khi xử lý sẽ được kiểm tra và phân tích theo các tiêu chuẩn kỹ thuật. Thời gian thực hiện quy trình này thường kéo dài từ 7 đến 15 ngày.
1.8 Kiểm tra chất lượng để bàn giao
Quá trình kiểm tra chất lượng nước thải liên quan đến nhiều công đoạn và hoạt động, bao gồm các nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Tiến hành đo đạc, phân tích, và kiểm tra các chỉ số của nước thải.
- Trong trường hợp không đạt yêu cầu, thực hiện kiểm tra lại quá trình xử lý.
- Khi hệ thống đã đạt được yêu cầu, chuyển giao lại cho chủ đầu tư.
Khi đã kiểm tra và xác nhận rằng mẫu nước đầu ra đáp ứng tiêu chuẩn và hệ thống ổn định, đội ngũ công nghệ, giám sát thi công và nhóm vận hành sẽ hướng dẫn về cách vận hành và nguyên lý hoạt động của từng thiết bị. Sau đó, họ sẽ bàn giao hệ thống cho chủ đầu tư.
2. Tiêu chí xây dựng hệ thống đạt chuẩn
Nước thải cầu đường là loại nước thải phát sinh từ các hoạt động xây dựng, sửa chữa, bảo trì cầu đường. Nước thải này thường có chứa các chất ô nhiễm như chất hữu cơ, chất vô cơ, dầu mỡ, kim loại nặng,… gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Để quy trình xây dựng hệ thống nước thải cầu đường đạt chuẩn, cần đáp ứng các tiêu chí sau:
2.1 Đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải
Để lựa chọn công nghệ xử lý nước thải cầu đường phù hợp thì bạn cần đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải. Mức độ ô nhiễm của nước thải cầu đường được đánh giá dựa trên các yếu tố sau:
- Thành phần của nước thải: Nước thải cầu đường thường có chứa các chất ô nhiễm như chất hữu cơ, chất vô cơ, dầu mỡ, kim loại nặng,…
- Lưu lượng nước thải: Lưu lượng nước thải là lượng nước thải phát sinh trong một đơn vị thời gian.
- Nồng độ các chất ô nhiễm: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải được xác định bằng phương pháp phân tích hóa học.
2.2 Lựa chọn công nghệ phù hợp
Theo đặc điểm của nguồn nước, việc chọn lựa công nghệ phù hợp là điều vô cùng quan trọng. Trước khi xây dựng hệ thống xử lý nước thải, các điều kiện quan trọng dưới đây cần được đáp ứng trong quá trình thiết kế:
- Đảm bảo mức độ xử lý nước thải hoặc quá trình vận hành, bảo dưỡng hệ thống phù hợp với các yếu tố đặc biệt từng địa phương.
- Công nghệ cần linh hoạt để thích ứng với điều kiện địa lý, khí hậu, thời tiết và khả năng chịu tải của môi trường.
- Công nghệ phải dễ mở rộng hoặc nâng cấp công suất để cải thiện hiệu suất xử lý nước thải.
- Đảm bảo ổn định hoạt động trong bất kỳ biến động nào về lưu lượng và chất lượng nước đầu vào.
- Sử dụng công nghệ với diện tích xây dựng ít tốn kém, giảm thiểu chi phí vận hành và tiêu tốn năng lượng.
- Giảm thiểu phát sinh bùn thải hoặc có khả năng tái sử dụng nước thải và bùn thải.
>>> Click để xem: Thép là gì? Phân loại và ứng dụng của thép trong đời sống
2.3 Chi phí đầu tư
Hiện nay, chi phí đầu tư quy trình xây dựng hệ thống nước thải cầu đường thường nằm trong khoảng từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng, tùy thuộc vào quy mô và diện tích của dự án. Trong đó, có ba loại chi phí đặc trưng như sau:
- Chi phí thiết kế: Bao gồm các chi phí cho việc khảo sát, lập dự án, thiết kế và thẩm định dự án.
- Chi phí xây dựng và lắp đặt thiết bị: Bao gồm các chi phí cho nguyên vật liệu, nhân công, vận chuyển và các chi phí phụ trợ khác.
- Chi phí vận hành, bảo trì, sửa chữa: Bao gồm chi phí vận hành hệ thống xử lý nước thải, bao gồm cả điện, nước, hóa chất và nhân công. Đối với chi phí bảo trì, sửa chữa hoặc bảo dưỡng, bao gồm việc thay thế thiết bị, phụ tùng, màng lọc, hoặc sửa chữa các thành phần như tủ điện và hệ thống điều khiển tự động.
2.4 Tiêu chí về môi trường
Một số tiêu chí về môi trường mà bạn có thể tham khảo như:
- Tận dụng diện tích và không gian cho việc xây dựng hệ thống: Đối với các mô hình giảm diện tích đất sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải thì bạn cần thiết lập cảnh quan môi trường. Đây là tiêu chí luôn được đánh giá cao trong mỗi hệ thống.
- Bạn nên giảm thiểu việc sử dụng nguyên liệu gây ô nhiễm và tiết kiệm năng lượng để giảm phát thải sản phẩm thứ cấp.
- Bạn có thể tái sử dụng nước thải sau khi được xử lý để mục đích như tưới cây, làm sạch đường, và vệ sinh. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm tài nguyên nước mà còn tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững và thân thiện với môi trường.
- Bạn nên ưu tiên lựa chọn các mô hình công nghệ ít gặp sự cố, đảm bảo an toàn cho người vận hành và bảo vệ môi trường.
Trong Quy trình xây dựng hệ thống nước thải cầu đường, việc tuân thủ một quy trình cụ thể và đảm bảo đạt chuẩn là quan trọng để đảm bảo tính hiệu quả và bền vững của dự án. Hy vọng bài viết của Tân Phú đã mang lại cho bạn cái nhìn tổng quan và nhiều thông tin hữu ích về quy trình này!
Ý kiến của bạn