Sắt thép là vật liệu nổi tiếng với độ bền cao, khả năng chịu lực tốt, sự uốn dẻo linh hoạt. Và sắt la là một trong những vật liệu thép được sử dụng phổ biến không chỉ trong xây dựng mà còn trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Điển hình như: Đóng tàu, máy móc, thiết bị và đồ nội thất.
Tuy nhiên, những thông tin xoay quanh vật liệu này còn khá ít. Vì thế, người dùng rất khó lựa chọn và hiểu chi tiết về chất liệu này. Nắm bắt được điều này, trong bài viết ngắn dưới đây Công ty Tân Phú sẽ gửi đến bạn thông tin chi tiết, cụ thể về sắt la, cùng theo dõi bạn nhé.
Sắt la là gì?
Trong tiếng Anh sắt la được gọi là Steel Flat Bar hay còn được biết đến với tên gọi là thép la, thép thanh dẹt. Loại thép này được sản xuất từ nguyên liệu thép dạng băng, cuộn hay tole. Sau khi trải qua hệ thống cán phẳng và bo cạnh nhằm đáp ứng các thông số kỹ thuật của từng yêu cầu.
Hơn nữa, thành phần của thép thanh dẹt bao gồm: C, Si, Mn, Ni, Cr, P, S.., Từ góc độ tiêu chuẩn kích thước, thép la được sản xuất theo các thông số kỹ thuật khác nhau. Từ đó có thể đáp ứng được đa số nhu cầu sử dụng của các ngành.
Đặc trưng nổi bật nhất của chất thép này chính là khả năng chịu lực tốt, độ bền đứt gãy lên đến 310N/mm2. Độ bền năng suất lên đến 210N/mm2, độ giãn dài tương đối 32%. Bên cạnh đó là khả năng uốn linh hoạt, thép thanh dẹt còn được mạ thêm lớp kẽm bên ngoài.
Nhờ có lớp mạ kẽm này sẽ tăng khả năng chống mài mòn trước các hóa chất bên ngoài, không lo bị oxy hóa, rỉ sét. Do đó, loại sắt này có còn tuổi thọ và độ bền cao.
Xem thêm: Sắt hộp 20×40 là gì? Báo giá sắt hộp 20×40 tham khảo mới nhất
Một số dạng sắt la cơ bản thường gặp tại thị trường Việt Nam
Có thể bạn sẽ nghĩ rằng, tất cả các loại sắt la đều có hình dạng giống nhau. Tuy nhiên, thực tế thì đặc điểm, công dụng tương đối giống nhau. Song lại được chia làm hai loại thép la dẻo và la cứng. Dưới đây là đặc điểm của hai loại thép này, cùng theo dõi bạn nhé.
Sắt la dẻo
Đây là loại thép có thể uốn cong theo một góc cụ thể. Tức là nó không cứng như những những loại thép khác. Nhờ đặc điểm này nên nó thường được sử dụng để uốn các đồ nội thất như: Bàn ghế, vật dụng, làm lan can cầu thang… Bên cạnh đó, thép dẻo còn có thể dễ dàng tạo hình vuông, đột lỗ, mạ kẽm nhằm phù hợp với nhiều ứng dụng khác nhau.
Sắt la cứng
Sắt la cứng hay còn gọi là thép la cứng, sản phẩm này được hình thành từ sắt và cacbon. Từ 0.02% đến 2.14% trọng lượng cùng một số nguyên tố hóa học khác. Điều này sẽ giúp tăng cường độ cứng, giảm sự di chuyển của các nguyên tử sắt trong cấu trúc tinh thể.
Thép la cứng có hàm lượng cacbon cao, có thể có độ cứng và độ bền kéo cao hơn. Nhờ thế nó được sử dụng chủ yếu cho cửa mái, cột, kết cấu trần, khung cửa sổ, đóng tàu, cơ khí, chế tạo máy.
Top 3 loại sắt la phổ biến trên thị trường Việt Nam
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sắt la khác nhau. Mỗi loại đều có đặc tính, tính chất chuyên biệt khác nhau. Tùy từng phương thức sử dụng mà người dùng có thể lựa chọn sản phẩm sao cho phù hợp. Dưới đây là một số loại thép thanh dẹt được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, cùng theo dõi bạn nhé.
Thép la đen
Đây là loại thép xây dựng thông dụng và phổ biến nhất hiện nay. Quá trình cán phôi được làm mát bằng phun nước, nên bề mặt của thép thường có màu đen hoặc xanh đen. Giá thành thép đen cũng khá rẻ, kích thước khá đa dạng, kiểu dáng phong phú mang lại nhiều lựa chọn cho người sử dụng.
Thép la mạ kẽm điện phân
Thép mạ kẽm có một lượng khách hàng khá lớn. Sau khi làm sạch, thép mạ kẽm được phun thêm một lớp sơn phủ trực tiếp trên bề mặt. Oxy hóa gỉ tốt hơn so với loại thép đen truyền thống do lớp mạ kẽm có độ bám cao, chống ăn mòn. Ngoài ra, nó còn sở hữu độ bền cao, tính thẩm mỹ cao cho những công trình có điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Thép la mạ kẽm nhúng nóng
Thép mạ kẽm nhúng nóng được sản xuất trong nhiều giai đoạn. Sau khi nhúng thép đã qua xử lý sạch vào bể mạ kẽm nhúng nóng. Lớp mạ kẽm này sẽ được bảo phủ lên toàn bộ bề mặt thép chống ăn mòn. Vì thế, nó có thể hạn chế hình thành lớp gỉ trên bề mặt vật liệu. Khi tiếp xúc với môi trường có oxy hóa trong quá trình mạ kẽm nhúng nóng, kẽm sẽ phản ứng hóa học với oxy, nước, cacbon để tạo thành một lớp kẽm ổn định trên bề mặt thép.
Cập nhật báo giá sắt la mới nhất hôm nay
Để giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về sắt la, dưới đây là bảng báo giá mới nhất về sản phẩm thép thanh dẹt. Hãy theo dõi để lựa chọn được loại thép phù hợp với công trình của mình bạn nhé.
STT | Tên mặt hàng | Đơn giá đen | Đơn giá kẽm | Đơn giá nhúng |
1 | La 20*1.00*3m | 25.000đ/cây | 37.000đ/cây | 45.000đ/cây |
2 | La 20*8.00*3m | 67.000đ/cây | 97.000đ/cây | 142.000đ/cây |
3 | La 20*4.00*3m | 42.000đ/cây | 55.000đ/cây | 75.000đ/cây |
4 | La 30*2.00*6m | 72.000đ/cây | 85.000đ/cây | 42.000đ/cây |
5 | La 30*3.00*3m | 36.000đ/cây | 47.000đ/cây | 80.000đ/cây |
6 | La 40*3.00*4,5m | 67.000đ/cây | 87.000đ/cây | 114.000đ/cây |
7 | La 40*4.00*3m | 59.000đ/cây | 72.000đ/cây | 94.000đ/cây |
8 | La 40*5.00*4,5m | 107.000đ/cây | 125.000đ/cây | 140.000đ/cây |
9 | La 50*3.00*6m | 62.000đ/cây | 87.000đ/cây | 102.000đ/cây |
Lưu ý
Bảng báo trên chỉ mang tính chất tham khảo, để nhận báo giá chính xác và ưu đãi ở thời điểm hiện tại. Vui lòng liên hệ đến cửa hàng, đại lý gần nhất
Kết luận
Trên đây là những thông tin cơ bản về sắt la. Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về vật liệu sắt thép này. Từ đó chọn được cho mình loại sắt có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng của mọi công trình của bạn.
Ý kiến của bạn